XtGem Forum catalog
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 
phan 18

 Tiếng nói của con nít lại vang lên:
 - Tôi lạnh lắm! Đói nữa…
 Bà úp mặt xuống giường:
 - Xin hãy tha cho tôi…
 Sáng lại có nhiều bàn tán xôn xao về cái miếu tự nhiên lại xuất hiện:
 - Trời ơi! Sao lại đặt cái miếu này? Lại có chuyện nữa đây. Đất này mấy năm nay đâu có hiện tượng lạ như vậy…
 - Ngày ấy chú Hân chết vì ma da hút máu, rồi đấy hai đứa con song sinh của chú cũng mất tích luôn, chuyện xảy ra thật khó hiểu.
 - Nhưng ai lại lập miếu thờ ở đây chứ?
 - Có lẽ ai đó đã bị ám ảnh điều gì chăng?
 Ông cả Dương mặt mày xanh ngắt vẻ hốt hoảng chạy về nhà kêu lên: – Thôi chết rồi bà ơi!
 Bà Dương hốt hoảng:
 - Việc gì vậy ông?
 Ông Dương ngồi phịch xuống ghế ôm đầu: – Tôm của mình…
 - Nó làm sao?
 Ông rên rỉ:
 - Nó chết nỗi lềnh bềnh ngoài ấy.
 Bà Dương trợn mắt:
 - Tại sao vậy chứ?
 Ông Dương lắc đầu:
 - Tôi cũng không biết tại sao nữa! Chuyến này chúng ta bị đổ nợ lên đầu rồi. Bà Dương kêu lên:
 - Trời ơi! Ai đã hại mình rồi? Tàn nhẫn đến thế là cùng! Ông Dương lắc đầu:
 - Bao nhiêu tài sản vốn liếng mình đổ vào đó. Bây giờ đã trắng tay hết rồi, biết làm sao dây?
 Bà Thìn chống gậy bước ra:
 - Việc gì mà om xòm vậy các con?
 Ông Dương ôm vai mẹ:
 - Việc làm ăn của các con thất bại rồi mẹ ơi! – Nhưng mà việc gì mới được chứ?
 Bà Dương than vãn:
 - Mẹ ạ! Đầm tôm nuôi của mình tự nhiên chết hết rồi! Bà Thìn hốt hoảng: – Tại sao lại vậy chứ? Ai đã hại tụi bây đến như vậy? Ông cả Dương nghiến răng:
 - Chỉ có thằng tư Lộng chứ không ai vào đây cả?
 Nói rồi ông bước ra cửa nhà vẻ lặt hầm hầm trông rất đáng sợ. Bà Thìn nhìn theo con lắc đầu, chán nản.
 Bà cả Dương la đổng lên khi sáng nào mở cửa ra cũng thấy bà Út Duyên ngồi một đống trước cửa nhà mình.
 - Trời ơi! Thật là quỷ ám mà. Làm gì sáng nào cũng lại cửa nhà tao mà trù ẻo
 vậy?
 Út Duyên cười điên dại:
 - Mày giết con tao… ha… ha… Mày trả con tao lại cho tao. Bà Dương quắt mắt:
 - Con mụ điên kia, mày có chịu đi khỏi nơi này hay không? Út Duyên lại cười:
 - Mày trả con tao lại đi, rồi tao mới đi. – Hừ! Ai thèm bắt con của mày chi? Út Duyên lại khóc:
 - Người ta nói mày là máu Hoạn Thư mà! Mày ghen quá, mày điên rồi, mày nỡ bắt con tao, mày độc ác lắm!
 Bà Dương trợn mắt quất chổi túi bụi vào người Út Duyên: – Mày nói bậy này. Nói bậy này đi khỏi đây ngay!
 Út Duyên kêu lên:
 - Ái ui da, sao mày đánh tao? Mày ác thế. Tao đi tìm con tao mà mày lại đánh tao…
 Sơn Hải chạy ra ngăn:
 - Mẹ ơi! Đừng làm thế. Dù sao bà ấy cũng đên loạn mà. Bà Dương thở hổn hển vì tức giận:
 - Nó điên ư? Điên mà biết chửi xiên chửi xéo ư? Sơn Hải nhăn mặt:
 - Mẹ chấp nhất làm gì người bệnh tâm thần như thế?
 Út Duyên nghe nói mình bị tâm thần phản ứng ngay:
 - Ê thằng kia, sao mày dám nói là tao bị bệnh tâm thần. Tao đi tìm con tao mà. Nó bị con ma da ở bến đò bắt nó đi rồi. Thôi tao đi tìm con tao đây. Tụi bây hãy ở mà đánh nhau đi. Ha… ha… ha… Sơn Hải chép miệng:
 - Tội nghiệp dì ấy quá, vậy mà mẹ còn… Bà Dương nạt ngang:
 - Mày im đi! Biết gì đâu mà nói. Nó là oan gia phá hoại nhà mình đó! Sơn Hải lắc đầu đi vào nhà. Ông Dương lại bước ra:
 - Bà làm như vậy là quá đáng làm. Người ta bệnh như thế mà vẫn không tha. Bà Dương đang còn ấm ức. Nghe chồng nói thế liền hét lên:
 - Trời ơi! Nó hại mình ra nông nổi này ông chưa vừa lòng hay sao?
 Ông Dương nạt vợ:
 - Bà im đi! Trong việc này bà ấy có gì mà bà đổ lỗi cho người ta? Đầm tôm của mình đâu phải do bà ấy!
 Bà Dương quăng cây chổi sang một bên, bà nói:
 - Làm gì sáng nào bà ta cũng đến đây ngồi trước cửa chứ? – Thì bà ta điên loạn còn biết gì là phải quấy?
 - Ừm! Nó đã là con điên rồi mà ông vẫn còn bênh vực nó như thế sao? Ông Dương khoát tay:
 - Thôi bà dẹp đi!
 - Dẹp là dẹp làm sao chứ?
 Ông cằn nhằn cảnh nhà đang rối rắm không lo. Lo chuyện trên trời… – Tôi quyết định bán đầm tôm!
 Bà Dương sững sờ:
 - Bán đần tôm ư? Rồi gia đình mình làm gì mà sống? Ông trầm ngâm suy nghĩ:
 - Mấy đêm nay tôi suy nghĩ kỹ rồi. Nơi đây không thể sống được nữa. Bị ám ảnh, bị dày vò sống không yên ổn, ta phải dọn lên thành phố thôi.
 Bà Dương nhăn nhó:
 - Lên trên ấy biết làm gì mà sống. Trong khi ở đây mình còn có ruộng vườn. Ông khuyên:
 - Từ từ rồi cũng quen thôi. Tôi sẽ mở cửa hàng bán đồ biển. Bà Dương vẫn lắc đầu:
 - Buôn bán nổi gì, từ hồi nào tới giờ tôi có biết buôn bán gì đâu? – Từ từ rồi sẽ quen dần thôi mà.
 Bà Dương đành phải buông xuôi:
 - Thôi thì, ông muốn làm gì thì làm. Ở nơi này có lẽ tôi cũng sẽ điên mất
 thôi.
 Như vậy là ông cả Dương quyết định bán tất cả ruộng vườn nhà cửa lấy một số vốn to mang lên thành phố, mở tiệm buôn bán các mặt hàng thuỷ hải sản khô như tôm khô, mực khô, cá khô và các loại mặt hàng
 Cửa hàng của ông Dương gặp thời vận phất lên thấy rõ, khách hàng nhiều nơi đến đặt hàng ngày một đông hơn. Gia đình trở lại sung túc như xưa. Bà Dương nói:
 - Tôi không ngờ ông có tài buôn bán đến như vậy. Ông Dương lắc đầu:
 - Nghề dạy nghề đó thôi. Cái gì cũng từ từ. Bà lại nói:
 - Cuộc sống sung túc như bây giờ nhưng tôi thấy ông buồn buồn. Có phải ông nhớ chuyện xưa…
 Ông Dương lắc đầu:
 - Tôi buồn là buồn chuyện khác. Có tiền mà con cái đã nghỉ học hết. Thằng
 Sơn Hải đã lớn mà chỉ biết kết bè kết bạn ăn chơi trác táng không lo phụ làm ăn
 chi cả.
 Bà Dương thở dài:
 - Thành phố này đâu thiếu gì những tệ nạn, sống thì có sung sướng hơn nhưng cứ lo sợ mãi. Tôi sợ thằng Hải hư mất.
 Ông Dương lại nhớ những lời hăm doạ của tư Lộng. Nếu như một ngày nào đó nó mò đến đây thì coi như mất tất cả. Tuy làm ăn có khá giả hơn, nhưng lòng ông vẫn nặng trĩu lo âu.
 Sơn Hải chếch choáng chạy xe vào cổng nhà. Đôi mắt đỏ ngầu. Bà Dương lo sợ hỏi:
 - Mày lại say khước nữa rồi phải không? Sơn Hải xua tay:
 - Vui với mấy thằng bạn chút mà mẹ! Ông Dương tằng hắng.
 - Công việc làm ăn bề bộn mà mày không chịu lo phụ giúp mà cứ đi chơi
 mãi.
 Sơn Hải lè nhè: – Cha đã cho thuê nhiều người rồi còn gì? Bà Dương lắc đầu:
 - Từ ngày lên đây làm ăn tới giờ mẹ thấy con càng ngày càng hư đốn. Đất
 khách quê người không dễ sống đâu con, mày phải ở nhà lo phụ giúp gia đình.
 Ông bảo Sơn Hải:
 - Mày bước ra bến sông xem người ta bốc hàng lên. Bà Dương cằn nhằn:
 - Say khước rồi mà còn trông coi gì nữa. Để tôi bảo Hồng Hạnh đi. Ông Dương thở dài:
 - Thật là con với cái…
 Mới sáng nghe tiếng Hồng Hạnh hét: – Ối trời ơi! Ma, ma… cha mẹ ơi!
 Bà điên tóc tai bù xù, đưa hai tay định ôm Hồng Hạnh còn nhe răng cười: – Lại đây đi con! Lại đây mẹ ẵm!
 Hồng Hạnh rú lên:
 - Ối! Cha ơi! Cứu… con!
 Ông bà cả Dương chạy ra, ông Dương kinh ngạc: – Bà kia, bà làm gì thế? Hạnh chạy vào đi con. Bà cả Dương cũng hét:
 - Bà điên kia! Bà định làm gì vậy?
 Hồng Hạnh ôm chầm lấy mẹ mình:
 - Mẹ ơi, con sợ quá! Ma hay quái vật vậy mẹ? Bà rầy con:
 - Mới tờ mờ sáng con mở cửa chi sớm vậy? Hồng Hạnh lắc đầu:
 - Lúc này khách hàng người ta đến sớm lắm mẹ. Ông Dương xua đuổi:
 - Này bà điên kia, hãy cút khỏi chỗ này.
 Bà điên vẫn đứng trơ ra nhìn vợ chồng ông Dương, rồi bắt đấu cười ngất ngưởng:
 - Mày đuổi tao hả? Ha… ha… tao đâu có nhà… Ông Dương gắt:
 - Bà có chịu đi không?
 Bà điên quần áo rách te tua, đầu tóc rũ rượi, rối bù, hốc hác, người ốm nhom, vừa lững thững vừa đi vừa lảm nhảm:
 - Cái cò lặn lội tìm con…
 Ông Dương chép miệng:
 - Lại chuyện gì nữa đây?
 Bà Dương xua tay:
 - Ối! Bây giờ thì thiếu gì kẻ điên, kẻ ăn mày lang? Ông Dương buột miệng nói:
 - Út Duyên!
 Bà nạt ngang:
 - Đến bây giờ này mà ông còn nhớ Út Duyên ư?
 - Không, tôi chỉ sợ bà ấy giống như bà điên lúc nãy! Bà Dương cằn nhằn:
 - Ông sao lo xa quá, ở quê mình đâu thiếu gì người đùm bọc lo lắng cho bà
 ta.
 Ông Dương lại nói:
 - Thằng Sơn Hải mới mười mấy tui đầu đã kết bè kết phái, rượu chè be bét. Nó hư như vậy là cũng do bà và mẹ cưng chìu nó quá.
 Bà Dương giẫy nãy:
 - Tôi có cưng chìu nó bao giờ đâu. Ông thấy đó, có la rầy nó được đâu. Mới nói là mẹ đã bênh vực nó rồi.
 Ông Dương lắc đầu chán nản:
 - Tôi lo đi ngoại giao kiếm khách hàng xa nhà thường xuyên, bà cũng nên quan tâm để ý đến con cái một chút.
 Bà Dương lắc đầu:
 - Tôi chịu thua nó luôn. Ông là cha thì hãy răn dạy nó đi. Ông Dương nhăn nhó:
 - Việc gia đình mà bà cũng không lo nổi hay sao? Bà khoát tay:
 - Tôi bất lực rồi, vì mẹ có cho tôi rầy la gì nó đâu. Nếu không mẹ lại giận rồi bỏ cơm nước nữa.
 Ông Dương thở dài…
 Tư Lộng lợi dụng cái miếu nhỏ cạnh đầm tôm mà ông sang nhượng lại của ông cả Dương. Một hôm ông tư Lộng hô hào lên:
 - Cái miếu này rất linh thiêng.
 Mọi người dân ở đây xúm lại nghe ngóng, ông bảo:
 - Đêm hồi hôm ông nằm mộng thấy một ông cụ râu tóc bạc trắng bạch bảo ông rằng phải lo chăm sóc cái miếu này thiệt kỹ và phải học cách chữa bệnh cho dân xứ hẻo lánh này.
 Anh năm lái đò cũng có mặt tại đây, anh cùng góp ý:
 - Cái miếu gần bến đò ngang cũng vậy. Bà con chúng ta nên thắp nhang cúng bái để được ơn trên phù hộ.
 Dân ở đâu tin lời hai người này nên thường xuyên mang hương hoa, quả bánh ngọt đến cúng lạy để được phù hộ mạnh giỏi.
 Nghề làm thầy thuốc của tư Lộng được tiếng lành đồn xa. Hàng ngày có rất nhiều người đến chưa bệnh và cúng bái. Tiền bạc thì ông ấy cũng không từ chối, tuỳ lòng hảo tâm của bệnh nhân. Thấy ông chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nên dân ở đây đồ xô đi tìm Út Duyên để cho ông thầy Lộng chữa trị. Nhưng Út Duyên bặt vô âm tính mấy tháng nay…
 Bà tư Lộng nói với chồng:
 - Liệu bà Út Duyên có còn sống không ông? Ông tư Lộng lắc đầu:
 - Chuyện ấy làm sao mà tôi biết được! Bà tư Lộng chép miệng:
 - Tự nhiên lại tan nát một gia đình đang sống hạnh phúc! Ông tư Lộng nhíu mày:
 - Chuyện đời mà biết đâu lường trước được.
 - Có khi nào anh Dương ảnh hại người ta không? Ông nạt ngang:
 - Bà ăn nói cái gì vậy? Chuyện cũ rích rồi đem ra nói làm gì? – Nhưng tôi thấy tội cô Út Duyên lắm!
 - Tội gì mà tội. Đó là do kiếp trước cô ta ăn ở thất đức nên kiếp này phải nhận lãnh đó thôi.
 Bà lại nói:
 - Mấy tháng nay cô ấy cũng biến đi đâu mất, không biết có phải… Ông tư Lộng ngó trừng vợ:
 - Bà lại có ý nghĩ bậy bạ gì nữa đó? – Không, tôi sợ cô ấy chết đói đâu đó vậy thôi. Ông nói nhỏ giọng:
 - Này bà có thấy từ lúc Út Duyên mất tích dân ở đây có nhiều thay đổi không?
 Bà tư nạt:
 - Tôi thấy ông thay đổi thì có.
 - Hừm! Bà ăn nói gì vậy?
 - Chứ hổng phải sao? Nào là cái miếu linh thiêng, nào chữa bệnh. Ông tư Lộng trừng mắt:
 - Trời! Cái bà này…
 Bà tư vẫn nói:
 - Tôi sợ có ngày ông phải ngồi tù đó! Ông tư nghiến răng:
 - Cái bà này ăn nói xui xẻo gì đó. Tại sao phải ngồi tù? Bà đáp tỉnh bơ:
 - Chữa nhầm bệnh người ta chết thì đi tù chứ sao. Ông tư xua tay:
 - Ôi bà nói toàn bậy bạ. Tôi có dùng thuốc độc đâu chứ. Toàn là thuốc nam thôi mà.
 Bà tư quay ngang:
 - Tôi chỉ nói trước với ông vậy thôi.
 Ông cằn nhằn:
 - Nói vậy mà cũng nói. Thôi bà ra ngoài coi phụ mấy đứa nhỏ phơi thuốc giùm tôi đi.
 Bà tư Lộng lại khuyên:
 - Ông này, dù sao ông cũng nên để mắt đến đầm nuôi tôm của mình chứ. Đó là tâm huyết của ông mà.
 Ông tư khoát tay:
 - Bà an tâm đi. Tôi đâu có bỏ bê đâu! Thằng Tiến Lợi nó vẫn trông coi đó
 mà.
 Bà tư cằn nhằn:
 - Thằng Tiến Lợi một mình thì làm sao mà quán xuyến nổi đầm tôm lớn như
 thế?
 Ông tư chép miệng: – Nếu vậy để tôi mướn thêm người trông coi với nó.
 Bà tư tỏ ý không hài lòng:
 - Mướn người thì mình cũng đâu có an tâm. Ông tư nhăn nhó:
 - Làm gì bà cũng không an tâm thì tôi biết phải làm sao? Chợt bà lại hỏi:
 - Mà này ông ơi…
 - Gì nữa?
 Bà tư nói nhỏ:
 - Sao tôi cứ nghĩ mãi mà không ra!
 - Mà bà nghỉ gì thế?
 Bà buông tiếng thở dài:
 - Về hai cái miếu một ở bến đò, một ở gần bãi biển đó. Làm sao mà nó xuất hiện quá bí ẩn như vậy?
 Ông tư cười hề hề:
 - Thây kệ nó miễn mình có làm ăn đều đều là được! – Nhưng sao tôi thấy có cái gì đó không ổn?
 - Ý bà muốn nhắc đến cái chết đầy bí ẩn của Tám Hân phải không? Bà tư gật gù:
 - Phải đấy! Ông có thấy gì đó mờ ám không? Ông tư lắc đầu:
 - Làm gì có chuyện mờ ám. Ảnh lội qua sông con ma da kéo chân hút máu đó thôi.
 - Vậy còn hai đứa nhỏ?
 Ông tư lắc đầu:
 - Làm sao tôi biết được!
 Bà tư suy nghĩ:
 - Có thể nó bắt nguồn từ cái việc ông cả Dương dan díu với Út Duyên. Ông tư giật mình khoát tay:
 - Thôi, chuyện ấy của người ta mình nhắc lại làm gì.
 Tiến Lợi từ đầm nuôi tôm đi vào đưa cho ông tư Lộng phong bì thư và nói: – Công an xã mời cha lên họp! Ông tư Lộng quay ngang:
 - Họp hội cái gì? Tao đang bận rối lên đây này. Tiến Lợi nói với cha:
 - Thì cha cũng nên đến coi người nói việc gì. Ngó vợ ông bảo:
 - Ngày mai bà đi thế tôi lên ấy xem người ta nói cái gì! Bà tư chưa kịp phản ứng gì thì Tiến Lợi nói:
 - Người ta căn dặn là cha phải đi chứ không ai đi thay! Ông tư kêu lên:
 - Làm gì mà quan trọng dữ vậy chứ? Gia đình thì ai đi chẳng được. Chắc là lại đóng góp tiền bạc làm này nọ thôi.
 Bà tư chép miệng:
 - Còn tôi thì lại nghĩ khác.
 Ông tư nhíu mày:
 - Khác là việc gì nữa. Bà nói tôi nghe coi. Bà tư bảo:
 - Họ mời ông về việc trị bệnh phản khoa học là mê tín dị đoan đó. Ông tư phản ứng:
 - Tôi trị bệnh cho dân bằng thuốc nam mà thôi. – Nhưng họ hết bệnh biết bao nhiêu người rồi. Tiến Lợi góp ý:
 - Trong số hết bệnh vẫn có người không hết thì sao? Họ thưa cha gạt họ để lấy tiền.
 Ông tư Lộng kêu lên:
 - Trời ơi! Tao có lấy tiền ai bao giờ đâu. Tại họ đưa đó thôi. Tiến Lợi nhăn nhó:
 - Con khuyên cha nhiều lần rồi vậy mà không chịu nghe con. Dẹp ba cái trò trị bệnh ấy đi, lo nuôi tôm với con không chịu. Tối ngày cứ cúng bái rồi trị bệnh hoài. Mất thời gian quá đi.
 Chú Năm người lái đò bước vào với hai người, chú bảo:
 - Đây là hai người bệnh từ Mỹ Tho tìm lên đây nhờ tôi chỉ giúp, anh tư xem trị bệnh giúp người ta.
 Tiến Lợi ngó anh Năm đưa đò nói nhỏ: – Chú Năm à, cha cháu định nghỉ làm thầy rồi.
 Anh Năm chưng hửng:
 - Hả, thật vậy sao anh tư?
 Ông tư lắc đầu:
 - Đâu có, vẫn giúp dân ấy chứ. Nhưng việc nuôi tôm vất vả nó bảo tôi nghỉ để phụ nó.
 Bà tư gật đầu:
 - Con nó nói phải mà.
 Ông tư cau có:
 - Người ta đau bệnh mới tìm đến mình, bỏ mặt sao đành? Tiến Lợi thở dài:
 - Vậy con ra rượng tôm đây.
 Bà tư nói với theo:
 - Nhớ cho tôm ăn đầy đủ nghe con!
 Ông tư bảo hai người khách ngồi đối diện với mình để xem mạch, ông gật gù
 nói:
 - Bệnh của cô đây hơi nặng đấy.
 Người đi cùng kêu lên:
 - Hả, bệnh nặng lắm hả ông?
 Tư Lộng gật gù.
 - Đến đây rất là đúng lúc. Nếu không tôi e rằng không còn kịp nữa. Người kia sáng mắt vui mừng. Tư Lộng lại hỏi:
 - Bà là gì của cô này?
 - Dạ tôi là mẹ nó!
 Ông tư lại hỏi:
 - Cô ấy phát bệnh lâu chưa?
 Bà mẹ cố nhớ, bà nói:
 - Dạ, gần hai tháng rồi.
 Ông tư trách:
 - Vậy sao đưa đến đây trễ thế?
 Người mẹ than phiền: – Tôi chạy chữa cho con tôi cũng nhiều nơi lắm. May nhờ người ta mách bảo mới tìm đến đây.
 Ông gật đầu:
 - Vậy cũng còn kịp. Nhưng có điều bệnh cô này trị hơi lâu. Bà nên thường xuyên đưa cô ấy đến đây nhé.
 Người mẹ mừng lắm nên nói:
 - Nhờ thầy cố gắng cứu chữa con tôi lành bệnh, bao nhiêu tôi cũng sẽ chịu. Tôi chỉ có một mình nó thôi.
 Thầy tư Lộng khoác lác:
 - Bà khỏi lo điều đó. Thầy thuốc như y hiền mà. Nếu bà không đến đây thì thôi. Đã đến rồi thì phải an tâm.
 Anh Năm đưa đò ngó thầy rồi nói:
 - Thôi tôi về đưa đò nghe thầy kẻo người ta lại chờ tôi. Thầy tư gật đầu rồi nói:
 - Chiều qua uống nước trà nghe chú Năm! Anh Năm còn quay lại:
 - Được rồi, nếu rảnh rỗi tôi sẽ qua. Không dám hứa trước với thầy đâu.
 Sau khi xem tới xem mạch tay rồi ấn ấn xoay xoay người cô gái xong, thầy đưa gói thuốc và căn dặn:
 - Cô về cố gắng uống hết gói thuốc rồi trở lên đây!
 Người mẹ đặt vào dĩa để sẵn trên bàn thờ tờ giấy bạc một trăm ngàn và nói: – Xin thầy nhận cho tấm lòng của mẹ con tôi để uống trà.
 Ông tư Lộng xua tay:
 - Tiền bạc làm gì? Tôi cũng đâu có dùng được đâu! Tiền ấy là để tôi đi bổ thuốc đó mà.
 Người mẹ vui vẻ nói:Dạ nếu vậy lần sau tôi sẽ cúng nhiều hơn để thầy mua thuốc về mà giúp dân độ thế ạ! Thầy tư gật đầu:
 - Tốt lắm, tôi xin nhận tấm lòng từ tâm của mẹ con bà. Khách ra về, bà tư lo lắng:
 - Ông ơi? Sao lấy tiền nhiều như thế? Liệu người ta có hết bệnh không? Ông tư bật cười:
 - Cô ta chỉ mắc bệnh xoàng thôi mà.
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37
Phan_38
Phan_39
Phan_40
Phan_41
Phan_42
Phan_43
Phan_44
Phan_45
Phan_46
Phan_47
Phan_48
Phan_49
Phan_50
Phan_51
Phan Gioi Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .